Login

Lost your password?
Don't have an account? Sign Up

Có kế hoạch mua nhà? Lập kế hoạch cho những chi phí ẩn này

Sở hữu một ngôi nhà hay một căn hộ là mục tiêu quan trọng nhất của rất nhiều gia đình, nhất là các gia đình trẻ từ tỉnh lẻ vào các thành phố lớn như Hà Nội, TP. HCM và Đà Nẵng để sinh sống và làm việc. Nếu gia đình bạn có mức thu nhập cao thì việc mua nhà khá dễ dàng nhưng nếu gia đình có thu nhập thấp hoặc trung bình thì việc mua nhà ở các thành phố lớn cũng là một vấn đề cần có kế hoạch rõ ràng. Sau đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn cho các bạn cách lập kế hoạch mua nhà và cách tiết kiệm tiền để mua nhà,cùng tìm hiểu nhé.

‌Hướng dẫn lập kế hoạch mua nhà
‌Bước 1: Đánh giá tài chính của bản thân và gia đình
Hãy thực hiện đánh giá tài chính của bạn thân bằng cách:

Giữ và tổng hợp lại tất cả các hóa đơn chi tiêu cho các khoản định kỳ trong vòng 6 tháng gần đây nhất.
Tiến hành thống kê và ghi chép tất cả các khoản thu nhập của gia đình trong vòng 6 tháng gần đây nhất.
Lập bảng danh sách liệt kê các khoản chi phí định kỳ và có thể phát sinh theo các mục riêng biệt.
Đánh giá và xác định các khoản phí thực sự cần thiết là khoản nào và khoản xa xỉ, không cần thiết mà bản thân và gia đình đã sử dụng.
Sau khi hoàn thành các công việc trên thì bạn sẽ tự đánh giá được việc chi tiêu của mình và gia đình đã hợp lý chưa, từ đó để đưa ra những điều chỉnh phù hợp hơn.

‌Bước 2: Lập ngân sách cho ngôi nhà, căn hộ cần mua
Đầu tiên, để lập được ngân sách cho ngôi nhà cần mua thì bạn cần phải xác định được ngôi nhà cần mua có giá trị vào khoảng bao nhiêu. Sau đó, tiến hành lập kế hoạch tiết kiệm và chi tiêu phù hợp để đạt được mục đích mua nhà. Ví dụ bạn đang định mua căn nhà 2 tỷ thì bạn phải biết mình đã có bao nhiêu tiền, cần phải vay bao nhiêu và có thể vay tiền từ ai để từ đó sẽ lập được ngân sách hợp lý hơn chứ không thể để xảy ra trường hợp muốn mua căn nhà 5 tỷ mà trong tay chỉ có 700 triệu, và cũng không biết khoản còn lại sẽ vay ở đâu hay là vay ngân hàng.

Xem thêm : Cách Tinh Lãi Suất Vay 1 Tỷ Mỗi Tháng Trả Bao Nhiêu

‌Bước 3: Tính toán chi phí sinh hoạt hàng tháng của gia đình
Bạn cần cân đối các chi tiêu hàng tháng của gia đình ở khoảng sau:

Nhà cửa, phòng trọ: Không quá 35%
Đi lại: Không quá 10%
Ăn uống, mua sắm: Tối thiểu 40%
Các chi phí khác + Chi phí phát sinh: Không quá 15%
‌Bước 4: Tiến hành rà soát tất cả các khoản vay nợ của gia đình hiện có
Khi vay ngân hàng, khoản vay của bạn sẽ chỉ được ngân hàng phê duyệt nếu tỷ lệ vay nợ của bạn nằm trong ngưỡng cho phép của ngân hàng đó.

Thông thường thì tỉ lệ vay nợ của các ngân hàng tối đa là 80%. Vì thế, trước khi mua nhà trả góp, bạn cần tất toán các khoản vay nợ hiện tại để giảm tỷ lệ vay nợ và giảm áp lực trả nợ về sau.

‌Bước 5: Giới hạn khoản vay ngân hàng
Hầu hết các ngân hàng hiện nay đang cho khách hàng vay khoảng 70-80 giá trị của tài sản. Vì thế bạn cần chuẩn bị ít nhất 30% giá trị của ngôi nhà để trả trước. Nhưng tốt nhất chỉ nên vay ngân hàng khoảng 40-50% giá trị căn nhà vì mức vay này khá hợp lý, ít áp lực trả nợ sau này, việc trả nợ hàng tháng cũng dễ dàng hơn vì hàng tháng bạn còn phải trang trải chi phí sinh hoạt nữa.

‌Bước 6: Lập quỹ dự phòng
Trong cuộc sống, có rất nhiều khoản chi phí phát sinh mà chúng ta không tính toán trước được như chi phí y tế, ốm đau, bệnh tật,…Vì thế, bạn cần lập ra một quỹ dự phòng để đáp ứng nhu cầu khi có các phát sinh tài chính trong tương lai.

‌Bước 7: Lên kế hoạch tiết kiệm để trả nợ
Bên cạnh kế hoạch trả nợ thì bạn cần lên kế hoạch chi tiêu hàng tháng sao cho tiết kiệm để có đủ tiền trả các khoản vay và tiền lãi hàng tháng.

Làm thêm hoặc đổi công việc tốt hơn để gia tăng thu nhập.
Tích lương và tài khoản tiết kiệm.
Giảm tối đa các chi phí không cần thiết.

Real estate investment concept. House and money.

‌Cách tiết kiệm tiền để mua nhà
‌Bắt đầu thực hiện kế hoạch tiết kiệm tiền với 1% thu nhập mỗi tháng
Hãy bắt đầu tiết kiệm bằng cách bỏ tiền vào heo đất hoặc một thẻ ATM khác với tài khoản mà bạn nhận lương hàng tháng. Bạn có thể bắt đầu với số tiền nhỏ khoảng 1% thu nhập hàng tháng của gia đình bạn có được.

‌Tăng mức tiết kiệm tiền dần dần
Khi thực hiện tiết kiệm với 1% thu nhập hàng tháng mà cuộc sống gia đình bạn vẫn thoải mái thì hãy tăng mức tiết kiệm lên 2%. Nếu với mức đó mà vẫn thoải mái thì tăng dần mức tiết kiệm lên 3%, 5%, 10% và thậm chí là 20% tổng mức thu nhập nếu mức tiết kiệm đó vẫn duy trì cuộc sống đủ cho gia đình bạn.

‌Quan tâm đến cả những khoản tiền tiết kiệm riêng lẻ
Với những khoản tiền nhận được không cố định như thưởng quỹ, thưởng tết,.. bạn hãy trích ra 50 – 70% số tiền đó chuyển vào tài khoản tiết kiệm. Việc tiết kiệm tiền từ các khoản thu bất ngờ này không làm ảnh hưởng gì đến cuộc sống hay các khoản thu – chi hàng ngày của gia đình bạn nên bạn cứ thẳng tay chuyển vào tài khoản tiết kiệm, có thể số tiền không lớn nhưng “tích tiểu thành đại” dần dần cũng sẽ có một khoản kha khá.

‌Tiêu tiền một cách thông minh
Song song với kế hoạch tiết kiệm tiền thì bạn cũng cần có kế hoạch chi tiêu thông minh. Bạn chỉ nên chi tiêu vào những khoản cần thiết, không nên chi tiêu vào những khoản xa xỉ như các món đồ đắt tiền. Nếu bạn đang phải chi tiền vào một khoản nào đó, bạn nên dành 15 phút để kiểm tra giá và lựa chọn nhà cung cấp để có thể mua với giá tốt nhất.

Bạn chỉ nên mua những thứ thật cần thiết, tránh xa những món đồ xa xỉ. Nếu để các món đồ đắt tiền, không cần thiết càng đến gần thì căn nhà trong mơ sẽ càng chạy xa bạn.

‌Tận dụng sự giúp đỡ của người thân quen
Hãy chia sẻ kế hoạch mua nhà của bạn với người thân, bạn bè để tận dụng sự hỗ trợ từ phía gia đình, bạn bè. Thay vì phải vay tiền từ ngân hàng với lãi suất cao, bạn hãy vay gia đình và bạn bè thân quen mỗi người một ít nếu họ có điều kiện cho vay không lãi hoặc lãi suất thấp để bạn không phải chịu một khoản lãi suất cao.

‌Một số lưu ý trong kế hoạch mua nhà
Không nên mong muốn sở hữu một ngôi nhà với giá quá cao vì khi đó mọi nguồn thu nhập sẽ phải dành cho nhà cửa, điều này thực sự là gánh nặng quá lớn.
Nên chỉ mua căn nhà vừa tầm, nếu sau này không thích có thể bán để mua căn khác vì như thế sẽ giúp bạn có thêm tiền để đầu tư kiếm thêm thu nhập và có một số tiền dự phòng cho gia đình khi có chuyện không may xảy ra.
Bạn nên lên kế hoạch mua nhà dựa vào tài sản vốn có của gia đình để tránh áp lực trả nợ vay sau này.
Trên đây là cách lập kế hoạch mua nhà và cách tiết kiệm tiền để mua nhà. Hi vọng những chia sẻ của chúng tôi sẽ hữu ích khi bạn đang có ý định mua nhà, căn hộ cho gia đình bạn với khi khoản thu nhập hàng tháng của gia đình khá eo hẹp.

http://ankhangland.com.vn

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

*
*

Reset password

Enter your email address and we will send you a link to change your password.

Bắt đầu với tài khoản của bạn

lưu những ngôi nhà yêu thích của bạn và hơn thế nữa

Sign up with email

Bắt đầu với tài khoản của bạn

lưu những ngôi nhà yêu thích của bạn và hơn thế nữa

By clicking the «SIGN UP» button you agree to the Terms of Use and Privacy Policy
Powered by Estatik